Sacombank cũng là một trong các ngân hàng lớn, nhận được nhiều sự tin tưởng từ phía khách hàng tại Việt Nam. cũng giống như hầu hết các ngân hàng khác hiện Sacombank cũng đang cung cấp dịch vụ cho vay thế chấp sổ đỏ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vậy để vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank cần những gì, thủ tục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank cần những gì?
Mời các bạn click để đọc nhanh bài viết:
- 1. Trình tự vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank
- 2. Vay mua nhà Sacombank
- 3. Lãi suất vay thế chấp ngân hàng Sacombank
- 4. Cách tính lãi suất vay ngân hàng Sacombank
- 5. Thủ tục vay vốn ngân hàng Sacombank
- 6. Các trường hợp ngân hàng Sacombank từ chối cho vay
1. Trình tự vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank
1.1. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
Để tiến hành vay thế chấp sổ đỏ tại Sacombank khách hàng cần phải chuẩn bị:
- Hồ sơ pháp lý, nhân thân của người vay vốn hoặc người bảo lãnh vay vốn
- Các giấy tờ chứng minh tài sản như: giấy chứng minh thu nhập và mục đích sử dụng nguồn vốn vay,...
Giấy chứng minh thu nhập
1.2. Trình tự xét duyệt vốn vay
Sau khi đã nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng ngân hàng sẽ gửi hồ sơ lên trên Phòng thẩm định tài sản. Sau quá trình thẩm định, nếu tài sản được bảo đảm, đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay vốn thì nhân viên tín dụng và trưởng phòng sẽ cùng tiến hành thẩm định nguồn thu nhập và phương án vay vốn của khách hàng. Quá trình thẩm định có thể được diễn ra tại nhà của khách hàng từ 1 - 2 lần.
1.3. Ký hợp đồng thế chấp tài sản và giải ngân vốn
Sau khi thẩm định, nếu tài sản và phương án vay vốn của khách hàng được duyệt thì ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng và giải ngân vốn. Các loại hợp đồng được ký là hợp đồng thế chấp, hợp đồng vay và giấy nhận nợ được ký tại Phòng công chứng.
Sau khi ký, khách hàng sẽ tiến hành bàn giao lại toàn bộ hồ sơ tài sản bản chính cho nhân viên của ngân hàng và đăng ký thế chấp tại Phòng Tài nguyên.
Kể từ 3 - 5 ngày sau khi bàn giao nhân viên ngân hàng sẽ lấy tài sản về và lưu tại kho tài sản của ngân hàng. Quá trình giải ngân sẽ được tiến hành ngay sau khi thực hiện công chứng và có kết quả đăng ký thế chấp tài sản.
2. Vay mua nhà Sacombank
2.1. Tìm hiểu dịch vụ vay tiền mua nhà Sacombank
Bên cạnh ngân hàng ACB, Eximbank thì Sacombank cũng là một trong các ngân hàng cung cấp dịch vụ vay tiền mua nhà uy tín nhất. Tuy nhiên, so với 2 ngân hàng trên thì mức lãi suất cho vay tiền mua nhà tại Sacombank lại cao hơn khoảng 0,5 - 1%. Bên cạnh đó, các mức phí dịch vụ của ngân hàng cũng cao hơn tùy thuộc vào từng thời điểm.
Dịch vụ vay tiền mua nhà tại Sacombank
2.2. Điểm nổi bật của dịch vụ cho vay mua nhà Sacombank
Ngân hàng Sacombank cho khách hàng vay tiền để mua nhà và giải ngân vốn vay trực tiếp cho bên bán. Ngoài ra, Sacombank cũng không phong tỏa số tiền giải ngân. Chính vì vậy mà bên mua nhà có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Điểm nổi bật của dịch vụ cho vay mua nhà Sacombank?
Tuy nhiên, việc giải ngân không phong tỏa cũng có những nhược điểm nhất định đó là người vay sẽ phải chịu mọi rủi ro khi tài sản không thể sang tên cho mình. Bên cạnh đó, mỗi tháng người mua còn phải trả cả khoản vốn vay và tiền lãi. Ngân hàng cũng sẽ giữ toàn bộ tài sản bản chính và phải tiến hành các biện pháp truy đòi cả người mua lẫn người bán để có thể thu hồi vốn và tiền lãi. Thậm chí có khi còn phải tố tụng và thanh lý tài sản.
3. Lãi suất vay thế chấp ngân hàng Sacombank
Dưới đây là bảng lãi suất vay thế chấp ngân hàng Sacombank được cập nhật mới nhất hiện nay:
Khách hàng | Sản phẩm | Thời hạn | Lãi suất |
Cá nhân | Vay sản xuất kinh doanh | <12 tháng | 8.0 - 9.5%/năm |
Cho vay tiểu thương (tín chấp) | <36 tháng | 15 - 18%/năm theo dư nợ ban đầu | |
Vay tiêu dùng (mua - sửa chữa nhà, xây dựng, tiêu dùng cá nhân,...) | Tối đa 15 năm | 9.5 - 10%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Trong các năm tiếp theo sẽ cộng biên độ bình quân 4% | |
Cho vay ngắn hạn (bổ sung vốn lưu động) | <12 tháng | 8.5 - 9.5%/năm | |
Cho vay trung - dài hạn (đầu tư dự án, đầu tư tài sản cố định,...) | Tối đa 7 năm | 9%/năm trong 12 tháng đầu. Trong năm tiếp theo sẽ cộng biên độ lãi suất bình quân 3.5% |
4. Cách tính lãi suất vay ngân hàng Sacombank
Cách tính lãi suất vay của ngân hàng Sacombank dựa trên cơ sở sau:
Lãi vay = | Số tiền vay * Lãi suất vay (%) | * Số ngày thực tế trả |
365 ngày |
Cách tính lãi suất vay ngân hàng Sacombank
Ví dụ: Nếu như bạn vay 300 triệu của ngân hàng Sacombank và bạn muốn tính xem lãi suất vay thế chấp ngân hàng Sacombank là bao nhiêu? Vậy thì bạn chỉ cần tính theo:
Lãi vay = | 300.000.000 * 10,5%/năm | * 31 ngày = 4.520.833 |
365 ngày |
Đây là mức lãi mà bạn sẽ phải trả vào tháng 1/2018.
5. Thủ tục vay vốn ngân hàng Sacombank
Các thủ tục vay vốn ngân hàng Sacombank mà khách hàng cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị vay thế chấp theo mẫu của ngân hàng Sacombank cấp
Điền mẫu giấy đề nghị vay thế chấp ngân hàng Sacombank
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu, xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn
- Các giấy tờ chứng minh thu nhập cá nhân như bảng lương, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản lương,...
- Các hồ sơ, thủ tục chứng minh mục đích vay vốn như giấy biên nhận đặt cọc mua nhà, hợp đồng mua nhà,...
- Các hồ sơ về tài sản thế chấp như như sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy bảo lãnh của người sở hữu bất động sản
Sử dụng sổ đỏ làm tài sản vay thế chấp
6. Các trường hợp ngân hàng Sacombank từ chối cho vay
- Khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế vay vốn do không chứng minh được nguồn thu nhập, không chứng minh được mục đích sử dụng nguồn vốn vay và có độ tuổi trên 60 hoặc là chủ tài sản trên 70 tuổi
- Khách hàng thuộc đối tượng nợ xấu: do vay vốn để đảo nợ, vay vốn để giải chấp hoặc đáo hạn ngân hàng tại ngân hàng Sacombank
- Tài sản đem thế chấp thuộc diện quy hoạch treo, bị lộ giới một phần hoặc toàn bộ hay các tài sản mà trên phần ghi chú nằm trong đường dự phóng, vị trí đất thuộc khu vực quy hoạch công viên cây xanh,...
- Tài sản đem thế chấp thuộc diện hạn chế cho vay do có hẻm <3m, gần đền, chùa,...
Trên đây là các thông tin về việc vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank và cách tính tiền lãi vay. Mặc dù mức lãi suất so với các ngân hàng khác có phần cao hơn nhưng Sacombank vẫn là ngân hàng được nhiều khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu vay vốn thế chấp bởi các chính sách vay vốn tạo nhiều điều kiện thuận lợi khách hàng.
Coi bài nguyên văn tại : Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank cần những gì?
Không có nhận xét nào